GIẾNG CỔ QUAN LẠN
Thiên nhiên ban tặng cho Quan Lạn cảnh quan đẹp, trù phú với hệ động thực vật quý hiếm. Vẻ đẹp hoang sơ và môi trường chưa bị ô nhiễm của nó đã khơi dậy mạnh mẽ trí tò mò của con người, vì thế khách du lịch kéo về đảo ngày càng đông. Không chỉ vậy, Quan Lạn còn cuốn hút với nhiều truyền thuyết kì bí, trong đó có câu chuyện về những giếng cổ hàng trăm năm tuổi.
Thiên nhiên ban tặng cho Quan Lạn cảnh quan đẹp, trù phú với hệ động thực vật quý hiếm. Vẻ đẹp hoang sơ và môi trường chưa bị ô nhiễm của nó đã khơi dậy mạnh mẽ trí tò mò của con người, vì thế khách du lịch kéo về đảo ngày càng đông. Không chỉ vậy, Quan Lạn còn cuốn hút với nhiều truyền thuyết kì bí, trong đó có câu chuyện về những giếng cổ hàng trăm năm tuổi.
Giếng cổ Quan Lạn
“Khi đi tóc mới ngang vai.
Uống nước làng Liễu tóc dài quá lưng”.
Đó là câu ca dao người dân nói về giếng cổ làng Liễu Mai, xã Quan Lạn, H.Vân Đồn, Quảng Ninh.
Gái Liễu Mai, trai Làng Vân
Giếng làng Liễu Mai, hay gọi một cách ngắn gọn theo người dân nơi đây là giếng làng Liễu, nằm giữa một khoảng đất trống của làng, xung quanh dân cư thưa thớt. Người ta vẫn truyền tai nhau câu nói “Gái Liễu Mai, trai làng Vân” có ý ca ngợi nam thanh nữ tú của 2 làng này. Những cô gái làng Liễu có vẻ đẹp sắc sảo, dáng hình dong dỏng, tóc dài thướt tha và còn rất đảm đang. Trai làng Vân (thôn Thái Hòa) cao to, thân hình cường tráng vạm vỡ, giỏi làm ăn. Hai làng Liễu, Vân nằm sát nhau, trai tài gái sắc tạo nên một Quan Lạn thịnh vượng. Người làng cho rằng tất cả là nhờ giếng nước làng Liễu.
Vì thế người dân rất tin quý và thường múc nước giếng về dùng. Trước đây miệng giếng khá lớn, xung quanh là đá tảng, giờ người dân thu hẹp lại và xây đá thành từng bậc cho tiện lấy nước.
“Không được phép lấp giếng
Làng Liễu chỉ có 1 giếng cổ thì làng Vân lại có đến 4 giếng cổ, người ta gọi tên là: giếng Chổi, giếng Ruộng, giếng Đình, giếng Xóm Bấc. Mực nước ở 4 giếng luôn dồi dào và chả bao giờ hết nước. Có một luật lệ bất di bất dịch đó là dù bao nhiêu năm trôi qua cũng không được phép lấp giếng, cho dù không còn dùng đi chăng nữa, vì người ta rất tin kiêng, việc lấp giếng coi như khiến đời con cháu sau này lụi bại.
Theo lời cụ Bùi Văn Vương, 75 tuổi, người dân thôn Thái Hòa. Nhà cụ ở gần giếng Chổi, giếng Ruộng từ lúc sinh ra. Ngày trước không có máy bơm nên trai tráng trong làng lấy nước bằng cách thủ công, gánh những thùng nước về dùng dần. Vào ngày lễ hội Quan Lạn (diễn ra từ ngày 10 đến 20.6 âm lịch), người ta thường tắm tượng vua Lý Anh Tông và các vị thần trong đình làng bằng nước giếng cổ, nhưng không phải ai cũng vinh dự được trao cho trọng trách ấy, chỉ những người có chức sắc trong làng mới được phép tắm tượng. Nghi thức này được thực hiện rất trang trọng mỗi năm và đã nối tiếp hàng trăm năm qua.
Lễ hội Quan Lạn được tổ chức hằng năm
Du lịch Quan Lạn ngày càng phát triển với nhiều hoạt động vui chơi giải trí,
Ông Lưu Thành Viên, Chủ tịch UBND xã Quan Lạn cho biết: “ việc bảo tồn và tôn tạo giếng cổ như một trọng trách của lãnh đạo xã và người dân trên đảo”. Du lịch đảo Quan Lạn ngày càng phát triển, khách du lịch tới ngày mỗi năm một đông hơn. Do đó, những giếng cổ phải được đặc biệt bảo tồn như một vật báu tâm linh để quảng bá du lịch.